Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ mẹ và thỏ con sau khi đẻ

Hiện nay, có nhiều bà con chọn thỏ là vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình và làm giàu. Hai mô hình nuôi thỏ đang phổ biến là nuôi chuồng/ lồng và nuôi thỏ thả vườn. Hình thức thứ hai chỉ hợp để nuôi thỏ thịt còn đối khi thỏ sinh sản, bà con nên nuôi thỏ trong chuồng/ lồng. Bài viết sẽ trình bày một số hướng dẫn về mặt kỹ thuật của việc nuôi thỏ sinh sản. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ một số thông tin sơ lược về cách nuôi thỏ mẹ và thỏ con sau sinh.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con. Cách nuôi thỏ mẹ sau khi đẻ

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

Lựa chọn thỏ sinh sản giống

Cách lựa chọn thỏ giống bảo đảm nhất là chọn thỏ có lý lịch rõ ràng, con của các cặp bố mẹ khỏe mạnh để nuôi lớn phục vụ mục đính sinh sản. Nếu mua hoặc chọn trong bầy thỏ trưởng thành để nuôi sinh sản, bà con chọn những con nhanh nhẹn, khỏe mạnh, chân vững, lông mượt; con đực chọn con có bộ phận sinh dục phát triển đều, con cái chọn con hông rộng (mắn đẻ và dễ đẻ), có đủ số vú (8 – 10 chiếc).

Cần tiêm ngừa đầy đủ cho thỏ con khi còn ở chung với mẹ. Khi thỏ con được ngoài 3 tháng tuổi, bà con cho thỏ mẹ sang chuồng khác để thỏ con tự sinh trưởng.

Cách làm chuồng nuôi thỏ sinh sản

Chuồng nuôi phù hợp nhất là chuồng hình hộp chữ nhật có kích thước khoảng 90 x 60 x 50cm. Trong mỗi chuồng chỉ nhốt 2 con (khi thỏ cái chưa có mang) và nhốt con một (lúc thỏ mang bầu).

Chuồng nuôi làm một hoặc hai tầng đều được. Chuồng một tầng thì làm nắp mở chuồng ở mặt trên, chuồng hai tầng thì nắp mở chuồng ở phía trước.

Dưới đáy chuồng, bà con xếp dụng cụ chứa phân và nước giải của thỏ để đảm bảo khâu vệ sinh.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Cách nuôi thỏ con. Cách nuôi thỏ mẹ sau khi đẻ

Cách chăm sóc thỏ sinh sản

Với việc cho ăn, lượng thức ăn chiếm khoảng 6-8% trọng lượng của thỏ là vừa. Các loại thức ăn nên đa dạng từ thức ăn thô (củ, quả, lá cà rốt, su hào, bắp cải, các loại lá cây cỏ…), thức ăn tinh như khoai, ngô, sắn …, thức ăn công nghiệp.

Nên cho thỏ ăn 2 lần/ngày (sáng – chiều muộn) vào các khung giờ cố định để hình thành thói quen cho thỏ.

Khi thỏ đã trưởng thành, bà con không nên cho ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột để tránh tạo và tích mỡ, gây béo phì, ảnh hưởng đến việc sinh sản.

Thỏ cái sẽ có nhu cầu phối giống khi được khoảng 16 – 20 tuần tuổi trở ra. Sau khi trứng được thụ tinh, thỏ sẽ mang thai trong khoảng 1 tháng và hạ sinh thỏ con. Lúc chuyển dạ, chỉ cần chưa đến 30 phút là thỏ đẻ xong (5 – 6 con/ lần). Do đó, gần đến thời điểm thỏ sinh, bà con nên túc trực để hỗ trợ thỏ mẹ khi cần.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bà con nên tìm hiểu cách chữa trị các bệnh phổ biến ở thỏ và tiêm vaccine của các bệnh đã có vaccine cho thỏ. Một số bệnh phổ biến ở thỏ là: sình bụng, tiêu chảy, ghẻ, bại huyết, tụ huyết trùng.

Cách nuôi thỏ mẹ và thỏ con sau khi sinh

Đối với thỏ mẹ trước và sau khi sinh, bà con có thể cho ăn theo khẩu phần như dưới đây:

Lượng thức ăn gồm thức ăn hỗn hợp – thức ăn thô xanh – củ quả – các loại thức ăn khác tính theo gam/con/ngày lần lượt là: 150 – 200, 450-500, 150-200, 50 (thỏ mang thai), 200-250, 600-800, 200-300, 70-100 (thỏ mẹ nuôi con).

Khi thỏ còn đang ở cữ và thỏ con còn ở với mẹ, bà con không nên tiếp xúc với đàn thỏ vì như thế thỏ mẹ rất dễ bỏ con do thấy có mùi lạ.

Trong vòng hơn 1 tháng đầu, bà con bổ sung sữa cho thỏ con 2 lần/ ngày với lượng sữa thay đổi theo ngày tuổi của thỏ:

  • 7 ngày: 6ml
  • 14 ngày: 10ml
  • ≥ 1 tháng: 14ml

Khi thỏ con ≥ 6 tuần tuổi, tập cho thỏ con ăn để dạ dày làm quen với loại thức ăn mới ngoài sữa.

Một điều đặc biệt quan trọng nữa mà bà con nên chú ý là vệ sinh cho thỏ thật kỹ để tránh cho thỏ khỏi nhiễm bệnh.

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here