Những cách nuôi cua đồng trên cạn. Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng

Cua đồng là một thực phẩm gần gũi với đời sống khi những người bà, người mẹ, người vợ, người chồng muốn chế biến nên những món ăn ngon dành cho ông bà, cha mẹ, vợ chồng và những đứa con yêu của mình. Tuy nhiên, số lượng loài thủy sản này trong tự nhiên đã suy giảm đi nhiều, chất lượng thì bị đe đọa bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật và kiểu khai thác “diệt tận gốc”. Do vậy, nghề nuôi cua đồng đã và đang trở thành một nghề nhiều hứa hẹn. Bài viết sẽ giới thiệu đến bà con một vài cách nuôi cua đồng trên cạn, sau đó tập trung sâu vào kỹ thuật nuôi cua trong bể xi măng.

Cách nuôi cua đồng trên cạn. Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng

Những cách nuôi cua đồng trên cạn

Có nhiều hình thức nuôi cua khác nhau như nuôi ở chân ruộng trũng, nuôi trong ao hoặc nuôi trong bể xi măng hay ao có lót bạt …

Đối với hình thức nuôi cua đồng trên cạn, có hộ gia đình kết hợp đào ao nhỏ ở giữa khoảng đất rộng để nuôi cua trong khi gia đình khác lại xây bể xi măng và nuôi cua hoàn toàn trong khoảng không gian đó. Sau đây giới thiệu để bà con tham khảo cách nuôi đầu tiên. Với cách nuôi trong bể xi măng, mời bà con xem ở phần sau của bài:

Trước tiên, bà con chuẩn bị khu vực nuôi cua đồng có diện tích 200 – 500 m2, ở giữa đào một ao nhỏ với độ sâu 50cm, diện tích khoảng 30 – 50 m2.

Xung quanh khu vực nuôi, bà con cấy rau muống và cỏ để tạo nơi trú ẩn và giữ ẩm cho cua. Bên cạnh đó, cần đắp nhiều ụ đất để cua có nơi trú ẩn theo bản năng tự nhiên của chúng. Xung quanh địa điểm nuôi cua, bà con quây kín bạt hoặc nilon với độ cao chừng 1m.

Cua ăn tạp nên thức ăn cho cua cũng không khó chuẩn bị, có thể là sắn (khoai mỳ), cám to hoặc cơm dừa nước. Bà con cho ăn với lượng thức ăn từ 7 – 10% trọng lượng thân, đảm bảo hàm lượng đạm tối thiểu 25%, buổi tối cho ăn khoảng 60 – 70% tổng lượng thức ăn của cả ngày.

Hàng ngày, vào lúc trời mát nhẹ, bà con tưới nước khu vực nuôi để đảm bảo độ ẩm cho cua.

Kỹ thuật nuôi cua trong bể xi măng

Cách nuôi cua đồng trên cạn. Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng

Với ưu điểm dễ dàng chăm sóc, quản lý số lượng cua và thuận tiện trong khâu thu hoạch, cách nuôi này ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Sau đây là kỹ thuật nuôi:

Chuẩn bị bể nuôi

Tùy thuộc mô hình nuôi mà bà con thiết kế bể với các kích thước khác nhau (thông thường, người ta thiết kế các bể có diện tích 50m2, cao 1m). Đáy bể được xây dốc dần, với hệ thống cấp thoát nước được bố trí ở phần trũng hơn, có van khóa mở. Trên bể có lưới che ánh nắng mặt trời.

Trước khi đưa vào sử dụng, bể phải được tẩy rửa sạch các chất xi măng còn lưu lại trong quá trình xây dựng.

Tiếp theo, bà con mua đá ong về, ở phần bể cao hơn, bà con chồng xếp vững chắc các viên đá ong này lên nhau đến khi đạt độ cao khoảng 50cm. Mục đích của việc này là tạo ra các hang hốc cho cua trú ẩn. Ở 1/3 diện tích ở phía trũng của bể, bà con chứa nước với mức nước khoảng 4-7cm.

Nước dùng nuôi cua là nước ngọt, không chứa chất tẩy rửa, có tính chất từ axit nhẹ đến khoảng hơi kiềm (độ PH khoảng 6,5 đến 8), không bị nhiễm các chất độc hại, chất thải…
Cua phát triển tốt trong điều kiện từ 25- 27 độ C.

Chọn cua giống

Điều tối quan trọng khâu chọn giống là chọn cua cùng 1 lứa. Nếu cua không cùng lứa, thời điểm lột xác của các cá thể cua khác nhau sẽ khác nhau, dẫn đến hiện tượng cua khỏe ăn thịt cua đang lột xác và còn yếu.

Thông thường, cua giống có kích thước 1,2 đến 1,4cm, khoảng 350 đến 400con/kg, to đồng đều, khoẻ mạnh, vỏ sáng bóng, nhanh nhẹn, đầy đủ các bộ phận cơ thể là cua giống tốt.

Mật độ và thời điểm thả cua giống

Tùy điều kiện khí hậu của khu vực bà con sinh sống và thời điểm muốn thu hoạch cua mà bà con chọn thời điểm thả giống. Khi thả, bà con chọn buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Mật độ nuôi nên từ 20-30 con/ m2.

Vệ sinh bể

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển đồng đều cho cua, bà con nhớ vệ sinh bể thường xuyên bằng cách xả hết nước và thay nước sạch.

Tần suất thay nước khuyến nghị là 5 ngày/ lần (tháng đầu) và 2 ngày/ lần (các tháng về sau). Nên thay nước vào buổi trưa khi cua đang náu trong hang. Trong quá trình thay nước, bà con nhớ nhặt bỏ xác của các cua bị chết khỏi bể, lưu ý bịt miệng cống bằng lưới để tránh cua thoát ra ngoài;

Lúc bơm nước trở lại bể, bà con chỉ nên bơm từ từ để tránh cua bị tổn thương.

Thức ăn và cách cho cua ăn.

Như đã nói ở trên, cua ăn tạp nên bà con có thể tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng nhưng giá thành không cao như mùn bã hữu cơ, cám rang, bột ngô, bột gạo, khô lạc… kết hợp với những loại thân mềm như: trai, ốc, hến, cá tạp, giun cỡ nhỏ…
Khi mới thả, bà con có thể nấu chín bột ngô rồi thả vào bể 2 lần/ ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối, với khẩu phần 5%.

Từ tháng thứ 2- 4 có thể cho cua ăn thêm các loại thức ăn khác, cám công nghiệp và tăng khẩu phần lên 7%, đến tháng 4- 6 khẩu phần tăng lên 10%.

Sẽ tốt hơn nếu cho cua ăn vào những thời điểm nhất định trong ngày, nhất là lúc cua bò ra khỏi hang hốc đi kiếm thức ăn.

Thu hoạch

Cua cho thu hoạch sau 9-10 tháng nuôi, lúc đạt kích thước thương phẩm (50- 55 con/kg). Cua cái to khỏe, có trứng có thể được chọn nuôi tiếp để nhân giống.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: Giá cua đinh giống và thịt. Trang trại bán cua đinh giống trên cả nước

Bên cạnh những thông tin nêu trên, bà con nên tham khảo thêm nhiều phương pháp từ những tấm gương thành công khác để xây dựng được mô hình tối ưu cho mình. Mong bà con sớm thành công!

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here