Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong can nhựa và thùng xốp

Ở các vùng nông thôn có nguồn nước tự nhiên, có thể áp dụng một phương pháp nuôi lươn rất đơn giản mà lại cho hiệu quả cao, đó là phương pháp nuôi lươn trong can nhựa.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đồng trong can nhựa

 Chuẩn bị can nuôi và trang thiết bị cần thiết

Chuẩn bị loại can có thể tích là 30 lít, kích thước 60x35x20cm. Mỗi can nuôi được 1kg lươn giống. Tùy theo số lượng lươn giống  định nuôi phải chuẩn bị số can tương ứng.

Trên thân can đục nhiều lỗ cỡ khoảng 1 cm hoặc 0,6 cm, dùng cho hai cỡ lươn giống. Sau đó xỏ các thanh tre có chiều dài khoảng 4-5cm để lươn quấn vào sinh trưởng

Phía trên can nhựa cũng đục nhiều lỗ để  oxy từ không khí từ bên ngoài có thể khuếch tán vào bên trong cho lươn thở.

Đóng 1 khung tre hay gỗ cách mặt nước 0,4 – 0,5 m, treo cố định những can nhựa trên thanh tre hay gỗ đó,  sao cho phần trên của can nhựa nằm trên mặt nước khoảng 20 -30 cm, oxy từ không khí sẽ theo các lỗ được đục sẵn trên thân can đi vào bên trong can. Phần thân dưới của can nhựa chìm trong nước. Nhờ vậy  lươn được sống trong môi trường nước tự nhiên. Mỗi can đặt cách nhau khoảng 2cm.

Thuần hóa con giống

Lươn giống nên là giống lươn đồng, được thuần hóa trước khi cho vào can nuôi. Vì giống ngoài tự nhiên nên lươn rất khỏe và hầu như ít bị bệnh.

>> Tham khảo thêm bài viết chi tiết: Giá lươn giống và địa chỉ bán lươn giống tốt

Thức ăn cho lươn và cách cho ăn

Thức ăn cho lươn

Thức ăn của lươn chủ yếu là cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép, trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm…

Cách cho lươn ăn

Dùng vải để may một chiếc túi khoảng 30-40cm chiều dài, gắn cố định với nắp can nhựa. Trên thân túi đục nhiều lỗ để khi cho thức ăn vào lươn có thể ăn từ những lỗ đó. Mỗi khi muốn cho ăn thì mở nắp can và cho thức ăn vào. Sau khi lấy túi vải đựng thức ăn ra ngoài nhớ phải giặt lại sạch. Cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều.

Chăm sóc và theo dõi

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đồng trong can nhựa

Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn lươn tiêu thụ, nếu lươn bỏ ăn có thể bổ sung vitamin hoặc dưỡng chất khác tùy thuộc vào tình trạng của lươn để xử lý.

Thu hoạch

Khi lươn trong can được khoảng 0,3-0,4 kg/con là có thể xuất bán. Thường nuôi trong thời gian khoảng 8 tháng thì thu hoạch được.

Nuôi lươn bằng phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp khác.

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
  • Nhờ nuôi tại nguồn nước tự nhiên, không phải thay nước nên đỡ tốn công chăm sóc.
  • Tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài.
  • Lươn sinh trưởng theo hướng tự nhiên, thịt sạch, có màu vàng và bóng.
  • Lươn không bệnh, tăng trưởng đều, tỷ lệ hao hụt rất thấp.
  • Hiệu quả chăn nuôi cao.

Chính vì những ưu điểm vượt trội này mà phương pháp nuôi lươn trong can nhựa hiện nay đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người áp dụng. Chỉ cần cẩn thận và chịu khó một chút, chúng ta đã có thể thu được những con lươn mạnh khỏe, chắc thịt và có trọng lượng tốt. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp kiến thức giúp các bạn nuôi lươn trong can nhựa thành công.

> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản. Thức ăn nuôi lươn sinh sản

Thức ăn tự nhiên và công nghiệp cho lươn. Cho lươn ăn như thế nào?

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here