Thức ăn tự nhiên và công nghiệp cho lươn. Cho lươn ăn như thế nào?

Lươn là loài động vật ăn tạp, chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong nuôi lươn thương phẩm hiện nay, có 2 loại thức ăn được sử dụng là thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp.

Thức ăn tự nhiên và công nghiệp cho lươn. Cho lươn ăn như thế nào?

Thức ăn tự nhiên và công nghiệp cho lươn

Thức ăn tự nhiên

  • Các loại cá tạp, tép, tôm, cua, các loại nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc, hến…) giã nhỏ.
  • Giun đất, giun quế, nhộng tầm, sâu bọ, nòng nọc, phế phẩm lò mổ (da động vật loại bỏ, phủ tạng…)
  • Cám, bã đậu, các loại rau quả băm nát
  • Loại thức ăn lươn ưa thích nhất và cũng làm lươn tăng trọng nhanh nhất là giun đất.

Thức ăn công nghiệp

Hiện nay trên thị trường chưa có thức ăn công nghiệp dành riêng cho lươn.

Tuy nhiên, có thể dùng thức ăn công nghiệp của cá da trơn, thức ăn công nghiệp cho cá thường (chỉ cần có chứa khoảng 30-35% độ đạm), hoặc cũng có thể sử dụng các loại thức ăn cho gia cầm hiện nay làm thức ăn cho lươn.

Có thể tự phối chế thức ăn đơn giản cho lươn theo công thức: Cám nhuyễn: 64%, Bột cá lạt: 35%, ADE + bột gòn + khoáng: 1%. Trộn đều các thứ sau đó cho vào máy ép đùn thủ công để tạo thành thức ăn viên, phơi khô (viên thức ăn lớn hay nhỏ tùy theo kích thước của lươn).

Cách cho lươn ăn

Khi cho lươn ăn phải tuân theo nguyên tắc 4 định: định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí.

  • Định chất: dùng thức ăn luôn tươi, tuyệt đối không cho lươn ăn thức ăn ươn thối.
  • Định lượng: Lượng thức vừa đủ, nếu cho lươn ăn quá nhiều lươn ăn không hết sẽ lãng phí thức ăn, nếu cho lươn ăn thiếu thì lươn sẽ tăng trọng kém.Tốt nhất nên theo dõi lượng ăn hằng ngày mà điều chỉnh hợp lý.
  • Định thời gian: Ngày cho ăn 1 lần vào 17-18 giờ chiều. Sau khi lươn quen có thể tập cho lươn ăn vào thời điểm sớm hơn.
  • Định vị trí: Chỗ cho lươn ăn phải cố định, sàn cho ăn làm bằng gỗ hoặc tre, đáy sàn làm bằng lưới rây, rổ thưa hoặc dùng đĩa sành có kích cỡ phù hợp với lượng thức ăn để làm máng ăn cho lươn. Vị trí cho ăn thường đặt ở gần ống thoát nước để dễ dàng loại bỏ thức ăn thừa.

Thức ăn tự nhiên và công nghiệp cho lươn. Cho lươn ăn như thế nào?

Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày chiếm 5 – 7 % trọng lượng thân và nên cho ăn 2 – 3 lần trong ngày. Không nên cho tất cả lượng thức ăn dồn vào một lần vì làm như vậy lươn ăn không hết, thức ăn phân hủy gây thối nước, lươn dễ bị bệnh. Thức ăn nên được rải đều để lươn có cơ hội ăn được nhiều. Sau khi thả lươn không cho ăn ngay, 1-2 ngày sau thả giống mới tập cho lươn ăn dần với một lượng nhỏ để kích thích lươn tìm thức ăn khi đói.

Nên cho lươn ăn những thức ăn cố định không thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, không cho lươn ăn một loại thức ăn duy nhất, bởi vì sau đó muốn thay đổi thức ăn cho lươn rất khó. Tốt nhất là tận dụng những loại thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm miễn sao lươn tăng trọng nhanh là được.

Thức ăn ban đầu cần thiết cho lươn giống là các loại giun sau đó kết hợp dần bằng các lọai thức ăn khác như cá tạp, ốc băm nhỏ… Cần chú ý phối hợp dần, không thay đổi nhiều và đột ngột.

Ví dụ lươn nuôi trong giai đọan thuần dưỡng cho ăn 100% giun quế. Sau 15 ngày muốn kết hợp khẩu phần thức ăn với cá tạp thì trước tiên giảm lượng thức ăn còn 50% trong 2-3 ngày sau đó tăng lượng thức ăn trở lại bằng 75% giun cộng với 25% cá tạp xay nhuyễn. Khi lươn đã quen với khẩu phần thức ăn mới thì tăng dần lượng cá lên. Nếu muốn tiếp tục bổ xung thêm ốc bươu vàng thì giảm lượng thức ăn còn 50%, giảm lượng cá tạp 25% và bổ xung 25% lượng ốc.

Thường xuyên bổ sung cá con, tép ruộng (vừa kích cỡ miệng của lươn) vào bể cho lươn tự tìm thức ăn.

>> Bà con tham khảo thêm một số bài viết:

Kỹ thuật nuôi lươn sinh sản. Thức ăn nuôi lươn sinh sản

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong can nhựa và thùng xốp

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Giá lươn giống và lươn thịt hiện nay. Địa chỉ mua lươn giống trên cả nước

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here