Dê là loại gia súc mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người chăn nuôi. Dê ăn tạp, dễ nuôi, có khả năng chống bệnh tốt, thị trường tiêu thị dê cũng ngày một tăng cao. Vì thế, việc nuôi dê đang trở nên phổ biến trong giới chăn nuôi. Kỹ thuật nuôi dê cũng là vấn đề mà bà con cần lưu ý. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng và chăn nuôi dê thả rong để bà con cùng tham khảo.
Các giống dê phổ biến ở Việt Nam
- Dê cỏ (dê địa phương): Được nuôi hầu hết ở các vùng sinh thái của nước ta với mục đích lấy thịt. Dê dễ nuôi có khả năng thích ứng và chống chịu tốt. Thịt dê thơm ngon được ưa chuộng rộng rãi.
- Dê Bách Thảo: Là giống lai được chuyên dùng để lấy sữa và thịt. Dê hiền dễ nuôi có thể nuôi nhốt kết hợp với chăn nuôi quảng canh.
- Dê Boer (Nhập từ Mỹ): Là giống dê chuyên thịt với ngoại hình hướng thịt thuộc dạng dê được nhập ngoại. Năng suất lấy thịt cao hơn 50% , dê tăng trọng nhanh.
>> Bà con tham khảo thêm bài viết: Giá dê giống và dê thịt hiện nay. Trang trại bán dê giống trên cả nước
Kỹ thuật nuôi dê thịt nhốt chuồng hiện đại
Xây dựng chuồng nuôi dê thịt
Phải đảm bảo khô ráo sạch sẽ, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phẳng dễ vệ sinh có lối thoát đầy đủ. Chuồng nên làm hướng Đông Nam để thuận lợi cho việc phát triển sinh trưởng của dê. Không gian của dê phải đủ diện tích, trang bị đầy đủ dụng cụ nuôi dê.
Chuồng nuôi phải cách đất từ 0,7-1m; sàn bằng gỗ hoặc tre nứa; diện tích cho dê con khoảng 0,5-1m2/con, dê trưởng thành khoảng 3-4m2/con.
>> Bà con tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi dê thịt và dê sinh sản
Chọn giống
Dê con chủ yếu là dê Boer, dê Bách Thảo. Dê giống cái và đực thì chọn những con có ngoại hình đẹp, khả năng sinh sản, sinh trưởng tốt, đều đặn, chắc khỏe, ít bệnh tật. Khi chọn giống cần lưu ý những yếu tố để có một giống dê tốt nhằm phát triển trong chăn nuôi. Nuôi dê khoảng 5-6 tháng có thể xuất chuồng.
Dê con Boer khoảng 3kg, dê con 3 tháng khoảng 25-30kg do đặc tính sinh trưởng tốt của dê, trưởng thành đạt 60-80kg.
Dê con Bách Thảo khoảng 2,5-3kg, dê con 3 tháng khoảng 10-12kg, trưởng thành đạt 30-35kg.
Các giống dê con cần được chăm sóc kĩ lưỡng, nên chọn những thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng cho dê.
Thức ăn cho dê
Lưu ý nguồn thức ăn và khẩu phần ăn phải đảm bảo dinh dưỡng. Thức ăn dê đa dạng bao gồm các cây bụi, cây cỏ, cây trồng,…các phế phẩm nông nghiệp, các loại rau củ quả, thức ăn thô xanh. Cần lưu ý tới mức tiêu thụ của dê để bổ sung những dưỡng chất cho dê khi cần thiết. Cần thay đổi khẩu vị cho dê thường xuyên. Dê ăn 2 lần/1 ngày.
- Dê con (dưới 2 tháng) tiêu thụ khoảng 7kg thô xanh và 1-2kg thức ăn tinh.
- Dê 3-4 tháng tuổi tiêu thụ khoảng 4kg thức ăn thô xanh và 0,5-2kg thức ăn tinh.
- Dê trên 4 tháng đến xuất chuồng tiêu thụ khoảng 20kg thức ăn thô xanh và 2-5kg thức ăn tinh.
Lượng nước cho dê con khoảng 0,5-1 lít/1 ngày; trưởng thành 5lít/ngày.
Chăm sóc
Dê còn nhỏ nên chăn nuôi kĩ lưỡng, 1 tháng sau khi đẻ nên tách mẹ và lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng phù hợp với dê con. Người chăn nuôi nên lưu ý các biểu hiện của dê khi có bệnh đồng thời sử dụng những loại thuốc cũng như quá trinh điều trị, cách ly phù hợp. Theo dõi sức khỏe, kiểm tra, tẩy giun sát, tiêm ngừa bệnh cho dê theo chu kỳ để đảm bảo cho dê phát triển toàn diện đem lại năng suất như mong muốn.
Tiêm ngừa: Lở mồm long móng (4 tháng, 9 tháng, 12 tháng); tụ huyết trùng (2 lần khi 1 tháng tuổi); Viêm ruột (tháng 2 và tháng 9 âm lịch); Đậu (2 lần từ 1 tháng tuổi). 2 tuần trước giết mổ không tim vacxin nào cho dê để tránh tác hại người dùng.
Kỹ thuật nuôi dê thả rong
Người chăn nuôi cần tận dụng diện tích đất đồi, bãi rộng cũng như nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương để chăn thả dê theo khuynh hướng phù hợp.
Các loại dê chăn thả thường có bản năng tự kiếm ăn tốt, kháng bệnh cao, thường là loại dê núi. Khi chăn nuôi dê thả rong có thể kết hợp thêm chuồng trại để dễ quản lí cũng như chăm sóc cho dê. Bà con cũng cần lưu ý dê để kiểm tra phòng và chữa bệnh cho dê thường xuyên.
Chọn giống
Dê cái cần chọn con than hinh thanh mảnh đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, long mịn. Dê đực chọn giống dê Bách Thảo (hoặc dê đực ngoại) cao to khỏe, cân đối.
Phối giống cứ 1 dê đực cần 20-25 dê cái, khi phối giống tránh đồng huyết.
Phối giống lần đầu với dê cái hơn 7 tháng tuổi, dê đực thì 8-9 tháng tuổi.
Phối giống lần 2 vào ngày thứ 2 sau khi dê cái có biểu hiện động dục (thường 18-21 ngày). Nếu không thụ thai dê cái sẽ động dục lại ngay sau thời gian đó.
Thức ăn
Các loại thức ăn trong tự nhiên lá xoan, lá dâm bụt, lá chuối,…
Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sán,…thức ăn củ như bí, chuối,…
Không cho dê ăn thức ăn ôi thiêu, thúi, dính bụi bẫn đất cát.
Không chăn thả nơi vũng lầy tránh giun sán.
Chăn từ 7-9 giờ/1 ngày. Mùa đông cho dê ăn thêm 3-5kg cỏ.
Cho uống nước sạch thường xuyên đặc biệt khi chăn và khi về chuồng.
Có ống bương nuối cố định cho dê trong chuồng
Chuồng trại
Sàn cách đất 50-80cm chất liệu gỗ tre nứa, chuồng sạch sẽ thoáng mát khô sạch. Có dụng cụ ăn uống dê đầy đủ. Diện tích chuồng dê dưới 6 tháng 0,4m2/con; dê trên 6 tháng 0,8-1,2m2/con. Nên có chuồng riêng cho dê chửa đẻ, dê bệnh, dê đực giống,dê con dưới 3 tháng,…
Chăm sóc
Dê mẹ chửa khoảng 3 tháng thì sinh, sau sinh dùng khăn mền lau lớp nhầy ở mòm, mũi tránh ngạt thở cho dê con.
Sau đẻ 30 phút cho dê uống sữa đầu ngay. Không cho dê mẹ ăn nhau thai.
Nuôi nhốt dê mẹ và dê con 3-5 ngày sau sinh, chăm sóc kĩ. Đến 21-30 ngày cho dê con theo đàn.
Dê con lai sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực, cái, các loại dê lai trên 3 tháng tuổi và dê thịt trước khi bán 1 – 2 tháng cần bổ sung thêm 0,1 – 0,3kg ngô, khoai, sắn/con/ngày.
Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng .. và tẩy giun sán cho dê/1 lần.
Kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp thời trị bệnh.
>> Mời bà con tham khảo thêm một số bài viết:
Nuôi dê sinh sản. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dê sinh sản hiệu quả
Nên cho dê ăn gì? Các loại thức ăn cho dê và Chi phí thức ăn nuôi dê thịt