Rắn mối là con gì? Rắn mối có độc không? Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

Những năm gần đây, thịt rắn mối trở thành đặc sản rất được ưa chuộng đặc biệt là tại các nhà hàng, quán nhậu các tỉnh miền Nam. Nhu cầu tiêu thụ rắn mối tăng cao, vì thế nhiều hộ gia đình cũng dần chuyển hướng sang việc bẫy và chăn nuôi rắn mối. Tuy nhiên, rắn mối vẫn còn xa lạ với nhiều bà con nông dân tại Việt Nam, và nhiều người vẫn e ngại ăn thịt của nó vì sợ “họ rắn” có độc. Hãy cùng tìm hiểu về rắn mối trong bài viết sau.

Rắn mối là con gì?Rắn mối có độc không?Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

Rắn mối là con gì?

Rắn mối (tên khoa học Dasia Olivacea) là loài bò sát bốn chân, da có vảy, trên chân có móng vuốt sắc bén, rắn mối bơi giỏi, leo trèo giỏi và thích phơi nắng, phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á. Nhìn sơ qua, rắn mối có hình dáng hơi giống kỳ nhông, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy loài này thân mình mập mạp hơn, lớp vảy bóng và óng ánh hơn. Rắn mối không hề xa lạ, chúng thường sống trong vườn nhà, trong các lùm cây, bụi rậm um tùm ở vùng quê Việt Nam.

Rắn mối thường hoạt động vào ban ngày, kiếm thức ăn chủ yếu vào mùa hè. Mùa đông chúng sống trong hang chỉ ra ngoài khi nhiệt độ  đạt đỉnh trong ngày. Rắn mối sinh sản khá nhiều, khoảng 2-9 con mỗi lứa, mỗi năm từ 2-3 lứa.

Rắn mối được xem là nguồn thức ăn bổ dưỡng và có công dụng chữa được nhiều bệnh, chăn nuôi rắn mối cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

>> Bà con tham khảo thêm bài viết: Giá rắn mối giống và thịt. Địa chỉ bán rắn mối giống uy tín

Rắn mối có độc không?

Mới nghe tên gọi “rắn mối”, rất nhiều người lập tức nghĩ ngay là “rắn thì phải có độc”. Tuy nhiên, rắn mối không hề có răng nanh, không có nọc, vì thế chúng rất lành tính và không hề có độc. Thêm vào đó, rắn mối là loài nhát người nên khi gặp con người thường bỏ chạy, ẩn nấp chứ không chủ động tấn công.

Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

Để bẫy rắn mối, các bạn cần chú ý những điểm đặc trưng của rắn mối như: sống bụi rậm, lùm cây, góc nhà ẩm thấp, vườn nhà, gần mương rãnh, gần các khúc củi mục, củi khô… Rắn mối hay ra ngoài kiếm ăn vào mùa hè, thường là từ 7 rưỡi sáng đến 10 rưỡi sáng. Chúng rất nhanh nhẹn, leo trèo giỏi.

Rắn mối là con gì?Rắn mối có độc không?Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên

  • Mồi nhử rắn mối: thức ăn như ruột cá, phổi heo, cá ươn, tép vụn,… Những thức ăn này có mùi tanh kích thích rắn mối. Bên cạnh đó, những loại mồi này thu hút ruồi nhặng tập trung đến, điều này càng dễ thu hút rắn mối hơn.
  • Vật dụng bắt rắn: Tìm các chai, lọ, chum,…có độ cao tối thiểu 30cm, bầu rộng và thành trơn (mục đích để rắn không bò ra ngoài được khi đã chui vào)
  • Hoặc dùng các loại bẫy tương tự như lồng bẫy ếch để bẫy rắn mối kích cỡ lớn.
  • Cách bẫy rắn: Đặt chai, lọ, chum (gọi chung là bầu nhử) cùng mồi nhử ở các vị trí rắn mối hay ra vào (thường là dưới đất). Chú ý miệng bầu kê cao hơn mặt đất 2-5cm, trên miệng bầu nên tạo mùi tanh hấp dẫn rắn mối để dụ rắn vào bẫy. Xung quanh bầu nhử phủ lá cỏ, rơm rạ rác rải lên để ngụy trang, tạo môi trường giả như môi trường quen thuộc kiếm ăn hàng ngày của rắn mối. Mỗi ngày thăm bẫy 1 lần và tránh chạm vào miệng bầu.
  • Riêng mùa đông rắn khá chậm chạp nên bà con có thể đuổi bắt trực tiếp bằng tay, cây gậy,…

>> Bà con có thể tham khảo thêm bài viết: Kỹ thuật nuôi rắn mối mau lớn. Các loại thức ăn cho rắn mối

Nuôi rắn mối so với việc chăn nuôi các con vật khác được xem là mô hình độc đáo, hiếm có và mang lại hiệu quả kinh tế. Trước đây, khi bà con nông dân chưa quen thì không ai nghĩ đến việc thuần dưỡng và chăn nuôi loài bò sát vốn thích sống hoang dã này. Nhưng hiện nay, việc nuôi rắn mối bắt đầu trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi đầu ra ổn định và lợi nhuận cao, hy vọng bài viết này giúp mọi người có kiến thức tổng quan về rắn mối và cách bẫy rắn mối thành công.

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here