Giun Quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, thuộc nhóm giun ăn phân. Giun quế thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, vì thế chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thải. Nuôi giun quế không khó, nguồn thức ăn cho giun là từ các phế phẩm, từ phân gia súc gia cầm. Sản phẩm chính từ nuôi giun quế là giun và phân giun, hai sản phẩm này có ý nghĩa lớn trong chăn nuôi và trồng trọt. Tại nước ta hiện nay, giun quế là một vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều người quan tâm.
Kỹ thuật nuôi trùn quế trong chậu. Nuôi trùn quế trong thùng xốp năng suất cao
Trùn quế là vật nuôi rất có giá trị đối với con người, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Trùn quế là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng chủ yếu để cung cấp cho chăn nuôi. Phân trùn quế chứa hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do vậy phân trùn quế không chỉ tốt cho các loại cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Hiện nay, có nhiều phương thức nuôi trùn quế khác nhau, có thể nuôi trong luống đất, nuôi trong thùng chậu hoặc nuôi trong bể xây… Trong đó, nuôi giun quế trong chậu hoặc thùng xốp là phương thức nuôi đơn giản, chi phí đầu tư thấp mà lại cho năng suất khá cao.
Giá cá sấu giống. Giá các sản phẩm từ cá sấu. Trang trại bán cá sấu giống cả nước
Nghề nuôi cá sấu xuất hiện ở nước ta từ năm 2010. Xuất phát từ 1 vài hộ nuôi thành công, loại động vật hoang dã này nhanh chóng trở thành vật nuôi của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên thu nhập từ việc nuôi cá sấu rất bấp bênh, bởi vì quy trình kỹ thuật nuôi cá sấu thì tương đối dễ, nhưng việc tìm được nơi tiêu thụ các loại sản phẩm từ việc nuôi cá sấu thì không dễ chút nào.
Nuôi dê sinh sản. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dê sinh sản hiệu quả
Dê là loại vật nuôi đã được nuôi ở nước ta từ rất lâu. Nuôi dê đòi hỏi đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có và công lao động nhàn rỗi nhưng việc nuôi dê đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người chăn nuôi, đặc biệt nuôi dê sinh sản cho lợi nhuận rất cao. Tuy vậy khi nuôi dê sinh sản, người chăn nuôi cần nắm được quy trình nuôi dê và thực hiện tốt kỹ thuật làm chuồng, chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng dê ở các giai đoạn sinh trưởng cũng như sinh sản của dê thì khả năng thành công mới cao.
Nuôi dê Bách Thảo. Kỹ thuật nuôi dê Bách Thảo hiệu quả kinh tế cao
Dê bách thảo là giống dê to con, tai cụp, ít bệnh, nuôi con tốt. Nó là giống dê kiêm dụng, vừa có khả năng cho sữa vừa cho thịt. Dê cái nếu chăm sóc tốt có thể đẻ khoảng 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 2-3 con. Dê con nuôi sau 4-5 tháng là có thể xuất chuồng, trọng lượng lúc xuất chuồng từ 25 – 35kg. Thịt dê Bách Thảo có chất lượng khá, các tỷ lệ vật chất khô, protein, mỡ đều thấp hơn so với thịt dê cỏ, nhưng hàm lượng mỡ trong thịt thấp. Từ nhiều năm gần đây giống dê này đã được phát triển tại nhiều tỉnh thành nước ta.
Giá nấm rơm và meo nấm rơm. Địa chỉ bán meo nấu rơm trên toàn quốc
Nấm rơm là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam và đang ngày càng chứng tỏ là được nhiều người ưa chuộng. Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nấm rơm được dùng làm thức ăn, thực phẩm chức năng, hỗ trợ trị liệu (béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.v.v. ). Đặc biệt, nấm rơm là món gần như không thể thiếu trong thưc đơn của người ăn chay. Lợi nhuận thu về từ việc trồng và bán nấm rơm không hề nhỏ. Vì vậy, bài viết sẽ cung cấp tới bà con các thông tin sơ lược về giá nấm rơm và meo nấm rơm; các địa chỉ bán meo nấm rơm trong cả nước.
Nuôi thỏ trong nhà. Cách nuôi thỏ trong nhà đem lại hiệu quả kinh tế cao
Nuôi thỏ trong nhà thực chất là nuôi thỏ nhốt chuồng. Nuôi thỏ nuôi trong mô hình này dễ quản lý, chăm sóc. Đặc biệt, việc nuôi nhốt trong lồng ngoài việc giúp cho thỏ tránh được các tác động xấu của môi trường, còn giúp người chăn nuôi dễ quan sát phát hiện bệnh tật trên từng cá thể, dễ cách ly và điều trị. Chính vì thế thỏ nuôi trong mô hình này cho năng suất cao hơn, lợi nhuận cũng nhiều hơn. Mặt khác, việc mở rộng quy mô cũng dễ thực hiện. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bà con một số vấn đề chính trong kỹ thuật nuôi thỏ trong nhà.
Cách nuôi chim cút thịt thả vườn. Kỹ thuật nuôi chim cút nhốt chuồng
Chim cút là loài dễ thích nghi, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật nên nuôi chim cút ít gặp rủi ro hơn so với nuôi các loại gia cầm khác. Mặt khác, nuôi chim cút cũng cần ít vốn đầu tư, lại quay vòng vốn nhanh, thời gian để có chim cút thịt xuất bán chỉ từ 40- 45 ngày. Thịt chim cút giàu dinh dưỡng nên nhu cầu tiêu thụ thịt chim cút ít biến động, do vậy thu nhập từ việc nuôi chim cút rất ổn định.
Nuôi bồ câu thả vườn. Cách nuôi chim bồ câu thả rong
Nói đến nuôi chim bồ câu, có ít nhất ba mô hình nuôi: nuôi nhốt công nghiệp, nuôi bán công nghiệp và nuôi thả rong (thả vườn). Ở mô hình nuôi bồ câu thả rong, ưu điểm dễ nhận thấy nhất là ít tốn công chăm sóc, ít tốn thức ăn và chi phí chuồng trại, chim bồ câu được duy trì lối sống tự nhiên và vận động nhiều nên cho ra các sản phẩm chất lượng cao. Trong bài viết này, mời bà con theo dõi kỹ thuật nuôi chim bồ câu thả rong (thả vườn).
Nuôi bồ câu nhốt. Cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng năng suất cao
Khác với nuôi bồ câu theo phương pháp thả rông thường khó kiểm soát số lượng chim, khó quản lý mầm bệnh, phương pháp nuôi nhốt không chỉ tránh được các nhược điểm này mà nó còn giúp bà con dễ dàng phân chia khu vực nuôi các loại chim khác nhau như chim giống, chim sinh sản…, đảm bảo tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100% (so với 80% ở phương pháp nuôi thả rông). Bài viết sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi bồ câu nhốt chuồng cho năng suất cao.