Cách phân biệt cua đinh và baba. Cua đinh khác ba ba chỗ nào?

Cua đinh và baba là 2 vât nuôi đang rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên hai loại vật nuôi này lại rất dễ nhầm lẫn với nhau, bởi cua đinh cũng là một trong các loại baba. Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn, giúp bà con phân biệt được sự khác biệt giữa cua đinh và baba.

Cua đinh khác ba ba chỗ nào? Cách phân biệt cua đinh và ba ba

Giá trị kinh tế của cua đinh và baba

Cả cua đinh và baba đều mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân. Thịt của chúng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon và bổ dưỡng.

Nuôi cua đinh thì bà con cần đầu tư vốn ban đầu nhiều hơn so với baba bởi giá con giống cua đinh cao hơn nhiều so với con giống baba, cũng như diện tích ao nuôi cua đinh cần rộng hơn so với ao nuôi baba.

Giá cua đinh thương phẩm cao hơn nhiều so với giá baba. Thông thường giá cua đinh thường cao gấp 1.3 đến 1.5 lần so với thịt baba.

Phân biệt cua đinh và baba

Cua đinhBaba
Về ngoại hìnhCua đinh có kích thước lớn hơn, ở cổ cua đinh có vòng gai sần. Cua đinh có màu sắc sậm màu hơn baba. Cua đinh có da bụng màu trắng và không có chấm đenBaba có hai loại chính là baba gai và baba trơn.

·                     Baba trơn trên mai có không có nốt sần, phía bụng dưới có màu vàng chấm nâu đen

·                     Baba gai trên mai có nhiều nốt sần, sờ baba gai thấy ráp tay

Baba gai có kích thước nhỏ hơn baba trơn, nhưng cả hai loài baba này đều nhỏ hơn kích thước của cua đinh.

Về trọng lượngTrọng lượng của cua đinh đạt tới khoảng 2-5kg là có thể xuất bán, tuy nhiên nếu được nuôi tiếp, trọng lượng cua đinh có thể lên tới vài chục kg

Trứng của cua đinh có kích thước lớn

Trọng lượng của baba đạt từ 0.8 – 1kg thì xuất bán là kinh tế nhất. Nếu nuôi thêm thì trọng lượng baba có tăng nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao

Trứng baba có kích thước nhỏ hơn

Về phân bổCua đinh phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên. Vì vậy cua đinh còn được gọi là baba Nam BộBaba được nuôi trên toàn quốc nhưng phù hợp nhất và nhiều nhất ở phía Bắc và các tỉnh lân cận.

 

> Bà con tham khảo thêm bài viết: Kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng. Thức ăn cho ba ba theo từng độ tuổi

Một số món ngon từ cua đinh và baba

Đừng nghĩ chỉ có nuôi trồng mới có thể đem lại lợi nhuận về kinh tế, nếu có điều kiện, bà con có thể lo cả khoản chế biến thành phẩm các món ăn bổ dưỡng từ loài vật này.

Về cơ bản thì cách nấu các món từ cua đinh và baba là hoàn toàn giống nhau, thịt cua đinh thì chắc và ngon hơn baba, tuy nhiên giá lại đắt hơn baba rất nhiều. Vì vậy, đa số người tiêu dùng vẫn lựa chọn baba để thưởng thức.

Một số món mà bà con có thể chế biến từ baba và cua đinh như: Baba (cua đinh) om chuối đậu, rang muối, ăn lẩu hoặc nấu cháo đậu xanh,… đều rất phù hợp. Tuy nhiên một số người lại có thể bị dị ứng hoặc ngộ độc khi ăn baba. Vì vậy, nếu lần đầu ăn baba thì chỉ nên ăn một chút để xem phản ứng của cơ thể.

Bà con có thể kết hợp mô hình nuôi baba, cua đinh với mô hình ẩm thực hoặc để giới thiệu tới khách hàng mua baba, cua đinh của gia đình mình.

>> Bà con có thể tham khảo thêm bài viết: 

Kỹ thuật nuôi baba sinh sản. Kỹ thuật nuôi baba con

Giá cua đinh giống và thịt. Trang trại bán cua đinh giống trên cả nước

Cách phân biệt cua đinh và baba. Cua đinh khác ba ba chỗ nào?

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here