Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt và chim cút sinh sản khoa học

Chuồng nuôi đóng vai trò rất quan trọng đối với mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung và chim cút nói riêng. Chuồng nuôi giúp chim cút tránh được những ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, đồng thời giúp bà con quản lý tốt đàn vật nuôi của mình và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Vậy làm chuồng nuôi chim cút như thế nào là đúng? Mời bà con cùng theo dõi bài viết về kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt và cút sinh sản dưới đây!

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt và Chuồng nuôi chim cút sinh sản

Các yêu cầu của chuồng nuôi chim cút

Chuồng nuôi chim cút đúng tiêu chuẩn phải đáp ứng được các nhu cầu sinh lý của chim cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường. Một số yếu tố cần tuân thủ khi xây dựng chuồng nuôi chim cút như sau:

Nhiệt độ thích hợp và ổn định

Nhiệt độ của chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến chúng bị rối loạn trao đổi chất, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt cũng như khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng của chim. Đối với chim cút non, mức nhiệt độ thích hợp là từ 24 – 350C, còn với chim cút đẻ, mức nhiệt là 18 – 250C.

Thoáng khí

Môi trường bên trong chuồng nuôi chim cút cần phải thoáng mát, thông gió tốt để không khí sạch được lưu thông, hạn chế tích tụ các loại khí độc hại sinh ra từ chất thải của chim. Ngoài ra chuồng nuôi phải cao ráo, tránh ẩm thấp dễ gây bệnh cho chim.

Vệ sinh sạch sẽ

Chuồng chim cút cần được thiết kế sao cho dễ dọn rửa chuồng, máng ăn máng uống được thay và cọ rửa thường xuyên, các chất thải cần được thu gom xử lý để không gây ô nhiễm môi trường.

Không gian yên tĩnh

Tổ tiên của chim cút vốn có nguồn gốc là chim hoang dã nên loài chim này có bản tính khá nhút nhát. Với thính giác và thị giác nhạy bén, chúng dễ bị kích động bởi tiếng ồn. Vậy nên chuồng chim cút nên đặt ở nơi yên tĩnh, không bị xáo trộn, có ít người lạ cũng như động vật qua lại.

Chống các động vật gây hại

Chim cút có kích thước khá nhỏ bé nên chúng dễ bị các loài động vật gặm nhấm như chuột, hoặc các động vật săn mồi như mèo tấn công và gây tổn thương. Vì thế, khi thiết kế chuồng, bà con đừng quên lưu tâm đến vấn đề này.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút để lấy thịt khá đơn giản so với nuôi chim cút sinh sản. Dưới đây là các kỹ thuật quan trọng bà con cần tuân theo khi thiết kế và xây dựng chuồng.

– Kích thước chuồng 1×0.5x2m với mật độ 20 – 25 con/chuồng.

– Chuồng có thể là các lồng nuôi làm bằng thép mạ kẽm được thiết kế thành nhiều tầng tiết kiệm diện tích hoặc là chuồng trên nền đất có quây lưới thép 1x1cm xung quanh để chống chuột.

– Nóc chuồng lót vật liệu mềm để khi chim cút giật mình nhảy lên cao thì không bị tổn thương phần đầu.

– Máng ăn, máng uống của chim có dạng dài khoảng 0.5m, kích thước 5x5cm và làm từ vật liệu dẻo như nhựa để tránh gây tổn thương cho chim, lại vừa dễ chùi rửa.

>> Tham khảo thêm bài viết: Giá chim cút giống, chim cút thịt hiện nay. Trang trại bán chim cút giống trên cả nước

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt và Chuồng nuôi chim cút sinh sản

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút sinh sản

Mô hình nuôi chim cút sinh sản đòi hỏi phải thiết kế 3 loại chuồng nuôi khác nhau, bao gồm lồng úm, lồng hậu bị và lồng cút đẻ. 3 kiểu chuồng này dành cho 3 giai đoạn phát triển riêng biệt từ lúc chim còn non cho tới khi chim có khả năng sinh sản.

Lồng úm

Lồng úm là khu vực dành cho chim non mới đẻ dưới 10 ngày tuổi. Kích thước phổ biến của lồng úm là khoảng 1.5x1x0.5m có thể nuôi được 200 con chim non. Tuy nhiên kích thước này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của từng hộ chăn nuôi. Lồng úm không nên đặt trên nền đất mà nên đặt cao hơn mặt đất khoảng 50cm để tránh các loài gặm nhấm gây hại. Lồng được quây bằng lưới thép không rỉ loại 0.8×0.8cm, được trang bị thêm bóng đèn vừa sưởi vừa thắp sáng để duy trì thân nhiệt cho chim non.

Lồng hậu bị

Đây là khu vực dành cho chim từ 11 – 30 ngày tuổi đang trong giai đoạn phát triển. Kích thước của lồng hậu bị tương tự như lồng úm, khoảng 1.5×1.0.5m nhưng mật độ thưa hơn, khoảng 100 – 120 con/chuồng. Lồng hậu bị có cấu tạo không quá khác biệt so với lồng úm, vẫn được đặt trên cao và trang bị bóng đèn sưởi.

Lồng cút đẻ

Những chú chim cút trên 25 ngày tuổi, có khả năng sinh sản và đạt tiêu chuẩn nuôi lấy trứng thì sẽ được chuyển sang lồng cút đẻ. Kích thước của loại chuồng này khoảng 1×1.5×0.5m, mật độ 25 – 30 con mái/chuồng, có vật liệu và cấu tạo tương tự như lồng nuôi chim cút thịt.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt và Chuồng nuôi chim cút sinh sản

Tuy nhiên có một điểm khác biệt chính là nền chuồng được xây nghiêng với độ dốc khoảng 3 – 50 để trứng lăn ra máng hứng nhẹ nhàng, dễ dàng thu hoạch trứng mà không bị vỡ.  Ngoài máng ăn và máng uống, lồng cút đẻ còn được trang bị thêm máng hứng trứng thường đặt ở phần chân dốc của đáy chuồng. Máng hứng trứng có kích thước 5×1.5x3cm, được lót thêm vải để hạn chế tối đa trứng bị nứt vỡ khi lăn xuống máng.

>> Mời bà con tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here