Cây mắc ca trồng được ở đâu? Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Cây Mắc ca có nguồn gốc là cây hoang dại ở vùng rừng mưa nhiệt đới ven biển Đông Nam bang Queensland và miền Bắc bang New South Wales nước Úc, trong phạm vi 250 – 310 vĩ độ nam của Australia. Ở nước ta, 10 cây Mắc ca đầu tiên đã được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng  thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam gieo từ hạt và trồng thử tại Ba Vì (Hà Nội) vào năm 1994, đến năm 1999 một số cây bắt đầu cho quả, năm 2013 đạt 20 kg/cây. Từ đó đến nay, cây mắc ca đã trải qua nhiều thăng trầm ở Việt Nam. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bà con nông dân các thông tin gồm: Cây mắc ca được trồng ở đâu và Kỹ thuật trồng cây mắc ca.

Cây mắc ca trồng được ở đâu? Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Cây mắc ca trồng được ở đâu?

Vào năm 1857, nhà thực vật học nổi tiếng của Australia là B.F. Von Mueller và nhà thực vật học Scotlen là Walter Hill đã phát hiện loài cây này trong rừng cây bụi ở gần sông Pine của vịnh Moreton của Queensland và đặt tên là cây quả khô Australia ba lá (Macadamia ternifolia F.Mueler), xếp cây này vào một chi mới với tên chi là Macadamia thuộc họ Chẹo thui (Proteaceae) để kỷ niệm người bạn của ông tên là John Macadam.

Là quê hương của loại quả này nhưng đến thập niên 60 của thế kỷ 20, mắc ca mới được sản xuất thương mại hóa ở Úc. Trong khi đó, từ khoảng năm 1881 cây Mắc ca đã được đưa từ Australia vào Hawaii – Mỹ, được đẩy mạnh và đến năm 1980 diện tích mắc ca ở Mỹ đã là 5.750 ha với sản lượng khoảng 1,53 vạn tấn hạt, chiếm trên 90% sản lượng toàn thế giới.

Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, sản xuất Mắc ca bắt đầu phát triển nhanh trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1997, diện tích Mắc ca ở Australia đứng đầu thế giới cho đến nay. Tiếp theo là Mỹ, Braxin, Kenya, Costarica, Nam Phi và Goatemala. Một số nước châu Phi, châu Á khác trong đó có Việt Nam, Trung Quốc cũng đã tham gia vào thị trường này.

Tại Việt Nam, kể từ lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1994, sau hơn 20 năm trồng, thử nghiệm, nhập giống, chiết ghép, lai tạo, tới nay có khoảng hơn 30 dòng, giống mắc ca được trồng ở Việt Nam. Diện tích Mắc ca ở Việt Nam từ năm 2.000 tăng dần theo thời gian.

Theo kết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn và của các công ty tham gia với sự hỗ trợ và hợp tác của Nhà nước Việt Nam và chính phủ nước ngoài như Úc… vùng Tây Nguyên và Tây Bắc nước ta được xác định là hai vùng phù hợp nhất để canh tác mắc ca.

Một số địa phương vùng Bắc Trung bộ cũng có một diện tích trồng Mắc ca do các hộ dân trồng tự phát, nhỏ lẻ, không đáng kể.

Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Điều kiện gây trồng cây mắc ca

Nhiệt độ thấp hơn 17oC trong  3 – 5 tuần, không có mưa xuân, thời tiết ít bão, ít gió Lào, sương muối; khí hậu tháng 10 mát mẻ, tháng 4-5 ẩm ướt, tháng 7-8-9-10 nóng ẩm mà không quá gay gắt là những thời điểm tốt cho cây mắc ca. Lượng mưa tối ưu: 1.500 – 2.500 mm.

Cây mắc-ca con có thể chịu lạnh, chịu sương giá tới – 40 C (cây trưởng thành là – 60 C) trong 7 ngày và có thể chịu nóng tới trên 38-400 C. Kích thước và sinh khối của cây tăng mạnh nhất ở nhiệt độ 15-300 C. Hầu hết các giống Mắc ca đều ngừng quang hợp ở 380 C.

Chỉ nên trồng mắc ca ở những nơi đất tốt, tương đối bằng phẳng, độ dốc <200, thích hợp nhất ở nơi có độ dày tầng đất >50 cm, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ, độ pH = 4 – 6,5; không trồng cây mắc ca trên đất cát, đất ngập úng, đất chua phèn.

Cây mắc ca trồng được ở đâu? Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Chọn giống mắc ca

Các nhà khoa học đã chỉ ra: yếu tố giống – di truyền đóng góp làm tăng năng suất mắc ca đến 27,1%. Vậy nên, bà con nên mua giống tại các Trung tâm giống có uy tín, có chứng chỉ cây đầu dòng để có được sự bảo hành, tránh dùng giống thực sinh (mọc từ hạt), giống rớm – lấy ngọn ghép gốc, năng suất về sau sẽ không bảo đảm, gây thiệt hại kinh tế lâu dài.

Mắc ca là cây có hoa lưỡng tính nhưng khó tự thụ phấn, mỗi chùm hoa chỉ đậu 5-14 quả, nên để tăng tỷ lệ đậu quả, bà con cần trồng xen trên 2 loài/dòng khác nhau để hoa dễ thụ phấn chéo.

>> Bà con tham khảo thêm bài viết: Giá hạt mắc ca. Giá cây mắc ca giống. Địa chỉ bán cây mắc ca giống cả nước

Phương thức và thời vụ trồng mắc ca

Hiện nay ở Việt Nam có 2 phương thức trồng mắc ca chủ yếu:

– Trồng thuần là trồng các dòng giống khác nhau của Mắc ca trên diện tích đất trống đã giải phóng, có khả năng trồng được Mắc ca.

– Trồng xen canh với các loài cây hiện cần được che bóng, gồm: Cây cà phê (chủ yếu), chè, tiêu và cây ăn quả, cây nông nghiệp, công nghiệp ngắn ngày (bà con Tây Nguyên rất thích trồng cây Mắc ca với cây cà phê chè hoặc cà phê vối).

Phương thức trồngMật độ trồng (cây/ha)Cự ly (m)Thời vụ trồng (tháng)
Trồng thuần loài286 – 4005 x 7  hoặc 5 mTây Bắc: 7 -8; 4 – 5

Tây Nguyên: 6 – 8

Miền Trung 2 -3

Trồng xen cà phê285 – 3306-7 x 5 mTây Nguyên: 6 -8

Tây Bắc: 7 -8; 4 – 5

Bên cạnh hai phương thức trồng này, người dân còn trồng phân tán ven đường, ven nương rẫy và xung quanh nhà. Cây trồng phân tán thường khỏe mạnh, xum xuê và cho năng suất cao hơn.

Trồng cây Mắc ca

Trước khi trồng cây vào hố muộn nhất là 01 tháng nên đào hố trồng theo kích thước khuyến nghị là 1 x 1 x 1m để bảo đảm cho bộ rễ cọc phát triển sâu, tăng khả năng chống đổ về sau. Sau đó, bà con trộn lớp đất mặt cùng với 10 kg phân chuồng ủ hoai; 0,5 kg phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và  trung, vi lượng (hoặc 0.5 kg NPK); 300 gram vôi bột, lấp hố bằng đất mặt xung quanh, tạo hình mai rùa cao hơn mặt đất tự nhiên 2 – 3 cm.

Đến ngày trồng cây, bà con rạch túi bầu, kiểm tra bộ rễ, đào hố và trồng âm xuống đất 10 cm và lấp đất lại, tạo mô đất nơi gốc cây tránh trường hợp bị trũng nước hoặc khi có gió làm lay gốc, đứt rễ.

Bà con nhớ dùng chân giẫm nhẹ xung quanh gốc cây để cố định cây không bị nghiêng ngả do gió lớn hoặc mưa xuống gây sụt lún. Ở những vùng có nhiều gió, nên cố định cây đứng thẳng bằng cách cắm cọc tre.

Sau 20 ngày, bà con kiểm tra để trồng dặm thay thế những cây chết, điều chỉnh các cây bị nghiêng ngả. Trước và sau khi trồng nên bỏ vào hố và rải vào gốc một ít thuốc phòng trừ mối hại.

Khi cây mắc ca đã sống, bà con cần dành công sức chăm sóc để cây phát triển tốt và cho thu hoạch sớm và bền vững. Kiến thức về chăm sóc mắc ca, mời bà con tham khảo trên các trang mạng chính thống của các tổ chức/công ty về nông nghiệp có uy tín.

Hoặc bà con có thể mua các sách chuyên môn như “kỹ thuật trồng cây Mắc ca ở Việt Nam” (NXB Nông nghiệp, 2005, Nguyễn Công Tạn biên soạn), ” Ngành công nghiệp Mắc ca trên thế giới và những bài học cho Việt Nam” của Hoàng Hòe để bổ sung kiến thức chuyên môn cho mình.

>> Mong bà con sẽ sớm thu được quả ngọt từ mô hình trồng mắc ca của gia đình.

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here